Quy trình bảo dưỡng xe nâng đúng cách

Để xe nâng vận hành êm, bền và an toàn, bạn phải biết bảo dưỡng xe nâng đúng cách, bảo dưỡng xe mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và định kỳ từng chi tiết bộ phận. Đây là một công việc vô cùng quan trọng.

Mỗi ngày, người tài xế sẽ thực hiện công việc kiểm tra tổng thể về dầu máy, dầu hộp số, dầu thủy lực, hệ thống nước làm mát, độ mòn của lốp xe, áp suất xe nâng và cuối cùng là hệ thống điện, đèn, còi. Nếu xe nâng hàng không được bảo dưỡng, kiểm tra định kì thì tuổi thọ của xe nâng sẽ giảm kéo theo nhiều chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa. Bên cạnh đó, năng suất làm việc của xe giảm và khả năng gây tai nạn trong quá trình làm việc là rất cao. Do đó, bảo dưỡng xe nâng theo định kì là việc bắt buộc phải làm vừa tiết kiệm chi phí vận hành vừa đảm bảo an toàn.

Xe nâng 3.5 tấn

Để hiểu hơn về vấn để bảo dưỡng xe nâng an toàn, công ty TNHH xe nâng TEU Việt Nam xin gửi đến quý khách hàng các thông tin cơ bản về quy trình bảo dưỡng cho các loại xe nâng hàng Từ những kiến thức cơ bản này, Quý Khách có thể biết được thời gian nào chúng ta nên làm gì, chưa phải làm gì, tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí thời gian quá nhiều vào việc sửa chữa xe nâng.

Dưới đây là lịch trình bảo dưỡng – bảo trì định kì đối với 2 loại xe nâng phổ biến hiện nay là xe nâng dầu ( forklift diesel) và xe nâng điện ( electric forklift). Loại xe nâng 2.5 tấn nhỏ gọn được ưa chuộng hiện nay có cả xe nâng dầu và xe nâng điện.

Lịch trình bảo trì – bảo dưỡng xe nâng dầu:

*Chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên hàng ngày trước khi vận hành xe như sau:

– Kiểm tra dầu máy.

– Kiểm tra nước làm mát ở két nước.

– Kiểm tra dầu phanh.

– Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…

– Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng, …

* Dưới đây là quá trình bảo trì – bảo dưỡng chi tiết xe nâng dầu:

– Vệ sinh lọc gió: 3-4 ngày/lần , thay mới sau khoảng 500 giờ hoạt động.

– Lọc dầu diesel: 250 giờ/lần

– Nước làm mát động cơ: kiểm tra hàng ngày, thiếu thì bổ sung thêm, thay mới sau khoảng 2000 giờ hoạt động.

– Kiểm tra dầu động cơ:  thay mới sau khoảng 150 giờ đầu, thay định kì sau 250 giờ hoạt động. Sử dụng dầu 15W40CF để thay thế.

– Kiểm tra dầu số: thay mới sau 500h hoạt động, thay định kì sau khoảng 2000 giờ hoạt động. Sử dụng dầu ATF ( DEX III) để thay thế.

– Kiểm tra dầu cầu: thay mới sau khoảng 500 giờ đầu, thay định kì sau khoảng 2000 giờ hoạt động. Sử dụng dầu cầu 85W90 để thay thế.

– Sử dụng khoảng 20.000 giờ, chúng ta kiểm tra nhớt thủy lực nếu thấy nhớt bị đổi thành màu đen thì chúng ta thay nhớt thủy lực. Nhớt thủy lực là nhớt 10. Thay khoảng 50 lít.

– Kiểm tra dầu phanh. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra dầu phanh nếu thấy dầu đổi màu thì chúng ta cần thay dầu phanh (sau 2000 giờ), thiếu thì phải bổ sung. Thông thường dầu phanh khi sử dụng là dầu DOT3 hoặc DOT4.

– Sau mỗi lần bảo dưỡng xe chúng ta phải bơm mỡ cho xe nâng: bơm vào tất cả các vị trí cần bơm mỡ như chốt, càng, xích tải,…

Lịch trình bảo dưỡng – bảo trì xe nâng điện

bao-duong-xe-nang

Xe nâng chui container

*Chúng ta nên kiểm tra hàng ngày các hệ thống như bình ăc-quy, hệ thống điện, hệ thống phanh, đèn báo,…

Thời gian bảo hành định kì 3-6 tháng làm việc, tùy theo số giờ hoạt động của xe nâng.

* Dưới đây là quy trình bảo trì – bảo dưỡng xe nâng điện:

– Vệ sinh xe nâng: Lưu ý vệ sinh khô, dùng xăng, dầu hóa chất tẩy vết dơ, gỉ sét bên ngoài xe nâng.

– Vệ sinh bình acquy, kiểm tra nước bình, châm nước bình acquy nếu bình thiếu nước

– Kiểm tra hệ thống sạc bình, khi bình đầy có chức năng tự động ngắt hay không. Nếu chức năng này hư, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình.

– Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe

– Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn dầu, kiểm tra dầu thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, trường hợp dầu thủy lực không thể sử dụng được thì phải thay thế.

– Kiểm tra động cơ chạy và động cơ thủy lực phần nâng hạ, bơm mỡ bò vào nhông , xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động.

– Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, nêú có hiện tượng hư hỏng thì thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.

– Kiểm tra hệ thống phanh, đèn, còi.

– Kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.

Tìm hiểu thêm về Báo giá xe nâng 2.5 tấn

CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Bình luận của bạn
Scroll Tư vấn mua xe tải Howo